JULYHOUSE - THƯƠNG HIỆU TIÊN PHONG ỨNG DỤNG TINH DẦU VÀO ĐỜI SỐNG
Tác dụng và hướng dẫn cách xông tinh dầu tràm tại nhà

Tác dụng và hướng dẫn cách xông tinh dầu tràm tại nhà

VH
Th 4 18/10/2023 10 phút đọc
Nội dung bài viết

Xông tinh dầu hiện nay đang trở thành một trào lưu phổ biến của cuộc sống hiện đại. Nếu ngày trước, người ta chỉ xông ở các cơ sở làm đẹp chuyên nghiệp, thì ngày nay, việc xông tinh dầu đã được thực hiện phổ biến hơn. Và xông tinh dầu tràm là một trong những phương pháp xông hơi được nhiều người ưa chuộng.

Vậy bạn đã biết xông tinh dầu tràm có tác dụng gì hay cách xông tinh dầu tràm thế nào cho hiệu quả hay chưa? Qua bài viết dưới đây, hãy cùng Julyhouse sẽ giải đáp những vấn đề này nhé!

Tinh dầu tràm là gì? Thành phần trong tinh dầu tràm?

Trước khi tìm hiểu về tinh dầu tràm, thì trước hết chúng ta cần biết về cây tràm cũng như các dược tính của nó. Tràm là một loài thực vật thân gỗ lớn khá phổ biến ở Việt Nam. Nhìn chung, tràm ở Việt Nam có rất nhiều loài khác nhau, mỗi loài lại có một đặc điểm và dược tính riêng biệt. Vì lẽ đó, tràm từ xưa đến nay vẫn luôn được xem là một loại dược liệu quý của Đông Y, được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực và dùng làm nguyên liệu để bào chế rất nhiều loại sản phẩm, mà nổi bật hơn hết là sản xuất ra tinh dầu tràm.

Xem thêm: Hướng dẫn cách làm Tinh Dầu Cafe tại nhà đơn giản nhất

Tinh dầu tràm là gì?

Về nguồn gốc, tinh dầu tràm được chiết xuất từ cành hoặc lá của cây tràm bằng phương pháp chưng cất riêng biệt. Sau khi thành phẩm, tinh dầu tràm thường có dạng lỏng và trong suốt, màu sắc thì tùy từng loại có thể trong suốt, vàng nhạt hoặc xanh lá. Trong các sản phẩm làm từ thực vật, thì tinh dầu vẫn luôn được xem là phụ phẩm phát huy tối được những đặc tính của loài thực vật đó. Và tất nhiên, tinh dầu tràm cũng không phải là ngoại lệ.

Tham khảo thêm: Cách xông tinh dầu tràm cho trẻ sơ sinh

Thừa hưởng được những đặc tính của cây tràm, tinh dầu tràm có rất nhiều tác dụng, mà trong đó nổi bật lên là công dụng sát khuẩn và chữa bệnh, giúp phục hồi và cải thiện sức khỏe. Ngoài ra, tinh dầu tràm còn có thể dùng để làm đẹp, khử mùi ẩm mốc hay xua đuổi côn trùng. Chính vì vậy, tinh dầu tràm ngày càng được sử dụng phổ biến, trong các hộ gia đình lẫn trong các công trình công cộng.

Thành phần của tinh dầu tràm

Để có thể sở hữu cho mình nhiều công dụng tuyệt vời như vậy, các thành phần tạo nên tinh dầu tràm cũng không thể nào tầm thường. Theo các nghiên cứu y học, thì thành phần chính của tinh dầu tràm được tạo nên từ hai chất: Alpha – Terpineol và Eucalyptol, trong đó chất Eucalyptol có khả năng giúp giảm đau và sát khuẩn, còn chất Alpha - Terpineol (α-Terpineol) thì lại có công năng kháng nấm và kháng khuẩn.

Xem thêm: Tinh dầu quýt và cách làm tinh dầu từ vỏ quýt

Xông tinh dầu tràm có tác dụng gì?

Trước khi tìm hiểu về việc xông tinh dầu tràm đúng cách, chúng ta cần phải biết những công dụng của tinh dầu tràm, để từ đó, chúng ta có thể lựa chọn cách xông tinh dầu tràm phù hợp để tối ưu hóa các công dụng của việc xông tinh dầu tràm.

Xem thêm: Bỏ túi bí kíp xông mặt bằng tinh dầu vừa dễ làm vừa hiệu quả 

Giúp làm đẹp da 

Khi xông tinh dầu tràm, đặc biệt là khi xông trên mặt, thì công năng của việc xông hơi và tác dụng của tinh dầu tràm sẽ đồng thời được phát huy. Hơi nóng bốc lên từ nước sẽ giúp giãn nở lỗ chân lông, giúp bài tiết các tạp chất và tăng sự trao đổi chất cho làn da.

Cùng lúc đó, hơi nước mang theo tinh dầu trà sẽ khuếch tán vào sâu bên trong các lỗ chân lông, giúp sát khuẩn và loại bỏ các loại mụn ẩn. Từ đó, làn da của bạn sẽ được phục hồi và tái tạo liên tục, giúp kéo dài quá trình lão hóa của làn da.

Xem thêm: Bật mí cách làm tinh dầu sả chanh tại nhà

Giúp giải cảm và hạ sốt

Xông hơi tinh dầu tràm có tác dụng vô cùng hiệu quả trong việc giải cảm và hạ sốt. Khi xông hơi, hơi nóng của nước sẽ kích thích cho các lỗ chân lông giãn nở ra giúp bài tiết mồ hôi, các loại khí độc gây cảm sẽ theo mồ hôi đi ra ngoài, từ đó giúp cho bệnh nhân giải cảm. Đồng thời, tinh dầu tràm đi vào cơ thể sẽ có thể sát khuẩn, tiêu diệt được các tác nhân gây bệnh như vi trùng, vi khuẩn, nấm.

Bật mí thêm: Cách làm tinh dầu bưởi tại nhà

Mà như chúng ta đều đã biết, sốt là một tình trạng phản ứng của cơ thể để chống lại các loại vi khuẩn, virus. Chính vì vậy, khi các yếu tố đó đã bị tiêu diệt, cơ thể sẽ phục hồi lại trạng thái như bình thường. Ngoài ra, việc xông tinh dầu tràm còn tạo nên một lớp lá chắn bảo vệ cơ thể, giúp kháng nấm, kháng khuẩn và giảm tỷ lệ tái nhiễm bệnh sau này.

Can thiệp mạnh mẽ vào liệu trình chữa trị các bệnh hô hấp

Xông hơi với tinh dầu tràm sẽ giúp bạn rất nhiều trong liệu trình chữa trị những căn bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm phế quản, viêm khí quản, viêm họng hay thậm chí là viêm phổi. Vì như đã nói ở hai phần trước, tinh dầu tràm là một trong những loại tinh dầu có tác dụng sát khuẩn cực kỳ mạnh.

Xem thêm: Lợi ích của tinh dầu Nhũ Hương mang lại

Cộng thêm tác dụng khuếch tán của hơi nước, tinh dầu tràm sẽ có khả năng len lỏi vào từng ngóc ngách trong hệ hô hấp của bạn, giúp bạn loại bỏ các loại nấm, vi trùng, vi khuẩn hay thậm chí là cả virus, từ đó giúp hỗ trợ phần nào việc điều trị các căn bệnh hô hấp của bạn.

Hướng dẫn xông tinh dầu tràm tại nhà đúng cách

Các bước chuẩn bị và thực hiện việc xông tinh dầu đúng cách để đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

Chuẩn bị như sau:

  • TInh dầu tràm chất lượng, nguyên chất
  • Nửa lít nước sạch, có thể là nước đun sôi hoặc nước lọc
  • Một cái khăn đủ lớn để trùm đầu hoặc trùm người
  • Một chiếc bát

Xem thêm: Bí kíp cách sử dụng tinh dầu để phát huy hiệu quả tốt nhất

Nếu như nhà bạn đã có đèn hoặc máy xông tinh dầu, hay là phòng xông hơi thì tất cả những gì bạn cần chuẩn bị chỉ là một chai tinh dầu tràm chất lượng, và tiến đến công đoạn thực hiện.

Quy trình thực hiện:

  • Bước 1: Nếu bạn chỉ muốn xông hơi mặt, rửa mặt sạch sẽ bằng nước ấm, hạn chế sử dụng mỹ phẩm. Còn nếu bạn lựa chọn phương pháp xông hơi cả người thì phải tắm rửa kỹ lưỡng.
  • Bước 2: Đun nước thật sôi rồi đổ vào cái bát.
  • Bước 3: Lấy tinh dầu tràm ra, cẩn thận nhỏ khoảng từ 3 đến 5 giọt vào bát nước nóng.
  • Bước 4: Lấy tấm khăn phủ lên đầu, sao cho bảo đảm hơi nóng sẽ khó thoát ra ngoài nhưng vẫn đủ không gian để hô hấp. Để đảm bảo an toàn, cố gắng giữ khoảng cách từ bát nước đến mặt dao động từ 30 đến 35 cm.
  • Bước 5: Thả lỏng cơ thể và trí não, nhắm mắt tịnh tâm, giữ việc hít thở sâu và đều từ 5 đến 10 phút.

Xem thêm: Cách làm tinh dầu sả đuổi muỗi tại nhà an toàn 

Trong trường hợp thiết bị bạn sử dụng là máy xông tinh dầu hoặc đèn, bạn hãy mở bình chứa nước của thiết bị ra, đổ nước hoặc dầu nền cùng với từ 2-4 giọt tinh dầu vào. Đối với phòng xông ướt, bạn cũng nhỏ từ 2-4 giọt tinh dầu cùng dầu nền vào bình hương liệu trong phòng. Trong trường hợp bạn xông trong phòng xông hơi khô, hực hiện pha dầu nền và tinh dầu với nhau để tạo thành hỗn hợp đổ lên bể đá nóng.

Xem thêm: Lợi ích khi sử dụng tinh dầu đuổi chuột là gì?

Xông tinh dầu tràm có những lưu ý gì?

TInh dầu tràm mặc dù có rất nhiều tính năng tuyệt vời và việc xông tinh dầu tràm sẽ đem lại cho bạn rất nhiều lợi ích, nếu như bạn không lạm dụng tinh dầu tràm hoặc sử dụng tinh dầu tràm không đúng cách. Chính vì vậy, bạn nên ghi nhớ những lưu ý sau đây để phòng tránh các hậu quả về sau:

  • Chỉ mua tinh dầu tràm tại các cơ sở hoặc thương hiệu uy tín, chất lượng. Việc chưng cất tinh dầu tràm là một công việc phức tạp, cần rất nhiều nguyên liệu, thời gian và công sức. Vì vậy, một chai tinh dầu tràm nguyên chất sẽ không thể sở hữu mức giá thành thấp. Đừng bao giờ vì ham giá rẻ mà chọn mua hàng kém chất lượng, đến lúc không sử dụng được hay phát sinh tác dụng phụ thì lại tiền mất tật mang.
  • Nếu xảy ra tình trạng kích ứng, bạn phải ngay lập tức dừng việc xông tinh dầu tràm. Sau đó, bạn có thể liên hệ với bác sĩ để có thể tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục nếu được.

  • Tinh dầu tràm có dược tính rất mạnh, vì vậy, đối với những người có cơ thể nhạy cảm, dễ tổn thương như bà bầu, người mẹ đang cho con bú hay trẻ em dưới sáu tuổi muốn sử dụng phương pháp xông tinh dầu tràm cần phải có sự tư vấn và hướng dẫn chi tiết của bác sĩ về liều lượng, nồng độ và cả thời gian của việc xông tinh dầu.
  • Tùy vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của mỗi người, thời gian xông sẽ là khác nhau. Trước khi thực hiện liệu pháp xông, bạn nên tìm hiểu trước để tránh sai sót. Nếu thời gian quá ngắn, thì công hiệu của việc xông tinh dầu tràm sẽ không phát huy được hết, nhưng nếu thời gian quá dài, có thể gây ra rất nhiều hậu quả đáng tiếc như sốc nhiệt, tăng huyết áp, mất nước hay thậm chí là đột quỵ.
  • Mặc dù việc xông hơi bằng tinh dầu tràm có công hiệu chữa được các căn bệnh về đường hô hấp, tuy nhiên, riêng với những người bị hen suyễn thì tuyệt đối không được áp dụng liệu pháp này.

Xem thêm: Tác dụng và hướng dẫn cách xông tinh dầu tràm tại nhà

Lời kết

Trên đây là một vài chia sẻ của Julyhouse về tác dụng và những lưu ý của việc xông tinh dầu tràm. Các bạn có điều gì cần giải đáp xin hãy liên hệ với Julyhouse nhé!

Xem thêm bài viết liên quan:

Cách đuổi rắn ra khỏi nhà bằng cách sử dụng tinh dầu thơm nồng
Bà bầu ngửi tinh dầu sả có sao không? Lưu ý khi sử dụng
Bạn có biết mèo sợ mùi gì? Tinh dầu khử mùi chó mèo

Viết bình luận của bạn
Những tác dụng bất ngờ từ tinh dầu hoa Ngọc Lan Tây

Những tác dụng bất ngờ từ tinh dầu hoa Ngọc Lan Tây

Thứ 4 phút đọc

Mùi hương nồng nàn mang lại cho bạn cảm xúc căng tràn sức sống, thăng hoa hạnh phúc, là nguyên liệu trị mụn, chăm sóc làn... Đọc tiếp

Dầu Mắc-ca Julyhouse

Dầu Mắc-ca Julyhouse

Thứ 4 phút đọc

Bạn đã từng thử hạt Mắc-ca ( Macadamia ) chưa? Rất ngon đấy nhé! Vừa béo nguậy, vừa ngọt dịu ở hậu vị. Nó có thể gây nghiện... Đọc tiếp

Đinh Hương là gì ?? cái tên Lạ mà Quen...

Đinh Hương là gì ?? cái tên Lạ mà Quen...

Thứ 5 phút đọc

TINH DẦU ĐINH HƯƠNG JULYHOUSETinh dầu Đinh Hương nguyên chất có tên khoa học là Eugenia caryophyllata, được chiết xuất từ gỗ cây đinh hương bằng... Đọc tiếp

DẦU BƠ - Món quà từ thiên nhiên

DẦU BƠ - Món quà từ thiên nhiên

Thứ 7 phút đọc

Dầu bơ là gì?Quả bơ đã không còn là điều xa lạ trong danh sách các thực phẩm tốt cho sức khỏe và sắc đẹp của... Đọc tiếp

Nội dung bài viết